Các biểu hiện của bệnh rối loạn lưỡng cực cần sớm can thiệp

Chứng rối loạn lưỡng cực đặc trưng bởi tình trạng người bệnh sẽ bị thay đổi về trạng thái tâm lý, có lúc hưng cảm - trầm cảm thất thường khiến họ không tự kiểm soát được. Nếu không sớm can thiệp, rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng có thể xảy ra.

Rối loạn lưỡng cực là bệnh gì?

Rối loạn lưỡng cực là một chứng bệnh mà tâm lý người bệnh bị rối loạn, họ có thể cảm thấy phấn khích, thích thú, với điều gì đó nhưng sau đó lại rơi vào trạng thái u buồn, trầm lắng và tình trạng này xuất hiện xen kẽ nhau với tần suất nhiều lần.

Người bị rối loạn lưỡng cực có trạng thái tâm lý phấn khích, buồn bã thất thường

 

Người mắc bệnh sẽ gặp khó khăn trong công việc, cuộc sống hàng ngày với tình trạng tâm lý lên xuống thất thường, trạng thái này có thể xuất hiện vài lần trong năm hoặc trong tuần tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của mỗi người.

Đến nay, nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn lưỡng cực vẫn chưa được xác định chính xác hoàn toàn nhưng người mắc bệnh này có thể bị gây ra bởi một số yếu tố điển hình: di truyền, sự thay đổi các chất dẫn truyền thần kinh (serotonin, dopamin) và môi trường sống.

Biểu hiện của bệnh rối loạn lưỡng cực cần chú ý

Bệnh rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder) là một rối loạn cảm xúc mà người bệnh cần theo dõi hành vi hàng ngày thông qua những biểu hiện khác biệt giữa giai đoạn hưng cảm và giai đoạn trầm cảm. Sau đây là một số biểu hiện phổ biến của mỗi giai đoạn:

1. Giai đoạn hưng cảm

Trong rối loạn lưỡng cực, giai đoạn hưng cảm là một trạng thái của tâm trạng đối lập với giai đoạn trầm cảm, người bệnh có các biểu hiện tích cực với cường độ cao.

  • Nhiều năng lượng trong các hoạt động, cảm giác không cần ngủ hoặc ít ngủ hơn bình thường.

  • Tự tin, tự đánh giá bản thân cao, thậm chí có cảm giác "vô địch".

  • Dễ cáu kỉnh, nóng giận với mọi thứ.

  • Có suy nghĩ về tình dục nhiều, tăng nhu cầu hoạt động tình dục. 

  • Nói nhanh và nhiều hơn bình thường, nhưng thường lời nói không có ý nghĩa.

  • Cảm thấy phấn khích, năng động, và thậm chí là hành vi dại dột hoặc nguy hiểm như việc chi tiêu tiền một cách quá mức hoặc lái xe liều lĩnh.

 

Người mắc chứng rối loạn lưỡng cực tăng động hơn so với bình thường 

2. Giai đoạn trầm cảm

Giai đoạn trầm cảm thường có các đặc điểm điển hình của trầm cảm nặng. Để được chẩn đoán là giai đoạn trầm cảm, cần phải có ít nhất trong số các triệu chứng sau đây xuất hiện trong khoảng thời gian 2 tuần:

  • Cảm giác buồn, trống rỗng, vô vọng.

  • Mất quan tâm hoặc hứng thú vào các hoạt động mà mọi khi cảm thấy thú vị.

  • Ngủ không đủ giấc hoặc ngủ quá nhiều.

  • Chế độ ăn uống bị mất cân bằng hoặc cân nặng thay đổi không rõ nguyên nhân.

  • Năng lượng giảm sút, mệt mỏi thường xuyên.

  • Tự ti, cảm giác tự ái hoặc tự đánh giá thấp.

  • Khó tập trung hoặc hay quên

  • Suy nghĩ về tự tử hoặc tự làm tổn thương bản thân.

Nếu mọi người có những biểu hiện như trên, đặc biệt là nếu tình trạng này gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày hoặc xảy ra liên tục trong thời gian dài, bạn nên tìm đến chuyên gia tâm lý để nhận được sự tư vấn và có phương pháp trị liệu phù hợp.

 

Cách can thiệp khắc phục rối loạn lưỡng cực hiệu quả

Để khắc phục hiệu quả bệnh rối lượng lưỡng cực người bệnh cần có sự kỷ luật trong quá trình chữa trị và kết hợp phương pháp hỗ trợ tâm lý trị liệu. Dưới đây là một số phương pháp can thiệp khắc phục tình trạng rối loạn lưỡng cực.

 

1. Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là một phương pháp quan trọng trong quá trình trị liệu bệnh rối loạn lưỡng cực được các chuyên gia thường xuyên sử dụng để trị liệu cho bệnh nhân.

Qua biện pháp này, bệnh nhân sẽ có các buổi trò chuyện với chuyên gia tư vấn tâm lý để giải quyết những vấn đề về cảm xúc. Tâm lý trị liệu vừa mang lại tác động tích cực đến tinh thần mà còn không gây hại như dùng thuốc.

 

Các liệu pháp thường được sử dụng như tâm trạng tư duy, tâm trạng thay đổi hành vi và tâm trạng gia đình. Ví dụ đối với phương pháp nhận thức - hành vi giúp bạn nhận thức được các hành vi không lành mạnh, thay thế chúng bằng những hành vi tích cực. Bệnh nhân cũng học được việc kiểm soát căng thẳng và cách đối phó với những tình huống khó khăn.

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là địa chỉ tin cậy trị liệu chứng rối loạn lưỡng cực

 

Người bệnh cần đến các bệnh viện hoặc trung tâm tư vấn tâm lý uy tín để đạt được kết quả trị liệu tốt nhất. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là nơi tập trung nhiều bác sĩ tâm lý giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trị liệu các vấn đề tâm lý như rối loạn lưỡng cực, trầm cảm, mất ngủ, stress,...

 

Tại đây bệnh nhân sẽ được khắc phục tận gốc tình trạng thay đổi cảm xúc bất thường bởi các đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm cùng phương pháp chăm sóc sức khỏe tự nhiên. NHC tự hào là địa chỉ tin cậy cho người cần hỗ trợ sức khỏe tâm lý giúp họ tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn.

Chuyên gia Cao Kim Thắm tư vấn trị liệu rối loạn lưỡng cực cho khách hàng

 

Nếu bạn đang gặp những biểu hiện của chứng rối loạn lưỡng cực và mong muốn tìm địa chỉ trị liệu tâm lý uy tín an toàn thì đừng ngần ngại liên hệ với Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam qua thông tin sau:

 

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:

 

Để đảm bảo rằng phương pháp trị liệu đang hoạt động hiệu quả và cần điều chỉnh giải pháp khi cần thiết thì bệnh nhân thường xuyên liên lạc với nhà tâm lý, đồng thời thực hiện các cuộc kiểm tra tâm lý định kỳ là vô cùng quan trọng.

 

2. Các giải pháp hỗ trợ tại nhà

Mỗi người có thể sẽ có hiệu quả khác nhau với các giải pháp này, vì vậy bạn cần trải nghiệm thử và tìm ra những phương pháp phù hợp nhất cho bản thân.

Một số phương pháp hỗ trợ tại nhà như sau:

  • Giảm căng thẳng: Thực hiện các kỹ thuật như massage, tắm nước ấm, hoặc sử dụng chườm ấm có thể giúp giảm căng thẳng liên quan đến rối loạn lưỡng cực.

  • Thay đổi lối sống: Thiết lập chế độ ăn uống khỏe mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc có thể giúp cải thiện tâm trạng và kiểm soát triệu chứng.

  • Phương pháp thiền:  Điều này có thể giúp người bệnh tập trung, nhận biết và điều chỉnh tâm trạng một cách hiệu quả hơn.

  • Hoạt động sáng tạo:  vẽ tranh, viết lách, nghe nhạc hoặc làm đồ thủ công như móc len có thể giúp bệnh nhân trở nên thư giãn đầu óc.

 

Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất tốt cho bệnh nhân rối loạn lưỡng cực

3. Các phương pháp điều trị khác

Bên cạnh việc áp dụng trị liệu tâm lý và các giải pháp thực hiện tại nhà thì các phương pháp khác cũng có thể được chỉ định. Bao gồm:

 

Sử dụng thuốc:

Thuốc là phương pháp để kiểm soát triệu chứng rối loạn lưỡng cực, nó được sử dụng để kiểm soát cả giai đoạn hưng cảm và trầm cảm.

Tùy vào mức độ của chứng rối loạn lưỡng cực mà các bác sĩ tâm lý sẽ kê đơn cho bệnh nhân các loại thuốc khác nhau, một số loại thuốc thường được chuyên gia sử dụng điều trị:

Sử dụng thuốc giúp kiểm soát cả giai đoạn hưng cảm và trầm cảm của rối loạn lưỡng cực

 

Liệu pháp sốc điện (ECT):

Liệu pháp sốc điện (ECT) chữa trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và một số vấn đề tâm lý khác có thể được chỉ định khi thuốc và tâm lý trị liệu không mang lại hiệu quả. Phương pháp này có thể gây nguy cơ mất trí nhớ của người bệnh một khoảng thời gian ngắn. Số lần điều trị cho bệnh nhân với phương pháp sốc điện là khoảng 8 - 12 lần.

Các chuyên gia tâm lý sử dụng liệu pháp sốc điện cho bệnh nhân rối loạn lưỡng cực

 

Trị liệu ánh sáng:

Phương pháp này thường được sử dụng như điều trị bổ sung cho bệnh nhân. Nó có thể được các chuyên gia áp dụng điều trị cho người bệnh có tâm trạng tiêu cực vào mùa thu đông và cảm thấy phấn khích vào mùa xuân hè.

 

Có một sức khỏe tâm lý tốt góp phần tạo nên cuộc sống vô cùng thú vị đối với mỗi người. Thông qua các biểu hiện và cách điều trị bệnh rối loạn lưỡng cực hiệu quả, chúng tôi hi vọng mọi người sẽ nhận biết sớm được các triệu chứng gây ra căn bệnh được cho là khó điều trị này và có biện pháp kịp thời cho bản thân.

 

Có thể bạn quan tâm:

 

Website liên kết
Văn bản

1389/SGDĐT-QLCLGD

V/v tăng cường tuyên truyền phòng ngừa hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Thời gian đăng: 04/04/2024

lượt xem: 263 | lượt tải:48

1367/KH-SGDĐT

Kế hoạch tham gia Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024, giai đoạn 1 (từ ngày 20/4 đến 28/4/2024)

Thời gian đăng: 04/04/2024

lượt xem: 237 | lượt tải:215

1352/KH-SGDĐT

Kế hoạch phát động phong trao "Người Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt" năm 2024

Thời gian đăng: 04/04/2024

lượt xem: 343 | lượt tải:57

1347/SGDĐT-TTr

Công văn cử cán bộ, giáo viên làm công tác thanh tra thi Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025

Thời gian đăng: 04/04/2024

lượt xem: 249 | lượt tải:92

1028/KH-SGDĐT

Triển khai thực hiện “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” năm 2024

Thời gian đăng: 04/04/2024

lượt xem: 299 | lượt tải:62
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây