Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì: Biểu hiện và Cách can thiệp

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì được đánh giá là một trong những vấn đề lớn mà nhiều trẻ em thường gặp phải trong giai đoạn sắp trưởng thành. Nếu không được người lớn can thiệp và hỗ trợ kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả khôn lường cho các bé.

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là gì?

Những thay đổi về thể chất bên ngoài trong giai đoạn dậy thì đã khiến nhiều trẻ có cảm giác lo lắng, bối rối, xấu hổ vì thường hay bị bạn bè trêu chọc. Các áp lực, căng thẳng khi phát hiện bản thân bị thay đổi đột ngột và nhiều người chú ý đến mình nếu không được can thiệp và giải tỏa kịp thời sẽ khiến các em mắc phải chứng khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì.

 

Khủng hoảng tâm lý tuổi thì là giai đoạn khó khăn đối với trẻ

 

Đặc biệt, khi bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì mà không có biện pháp can thiệp đúng cách và nhanh chóng sẽ khiến các em mắc nhiều bệnh về tâm lý cũng như gây ảnh hưởng đến tương lai sau này. 

Biểu hiện của khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì

Trong thực tế, không phải đứa trẻ nào khi bước vào giai đoạn tuổi dậy thì cũng đều bị khủng hoảng tâm lý. Thế nhưng, nếu không được bố mẹ định hướng, quan tâm và chia sẻ các kiến thức cho con từ trước thì việc bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là điều không thể tránh khỏi.

 

Dưới đây là một số biểu hiện khi trẻ bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì mà bạn có thể nhận biết được:

  • Tâm trạng của trẻ thay đổi thất thường: Đây là biểu hiện đặc trưng nhất khi các bé bị khủng hoảng tâm lý. Các em thường sẽ cáu kỉnh, buồn bã, mệt mỏi, khó chịu, bức bối với những thứ nhỏ nhặt. 

  • Mất hứng thú với mọi thứ: Một biểu hiện khác mà bạn cũng rất dễ nhận thấy khi trẻ bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì đó chính là các bé mất cảm xúc với mọi thứ, bao gồm cả sở thích, hoạt động yêu thích trước kia của mình. Đặc biệt, thường lánh mặt những người thân trong gia đình, bạn bè,…

  • Mất sự tập trung và thường hay cãi vã: Khi bị khủng hoảng tâm lý trẻ thường trở nên nóng giận, cáu gắt vô cớ với những người xung quanh. Đồng thời, còn thường mất tập trung vào mọi việc.

  • Thói quen ăn ngủ bị thay đổi: Nếu trẻ đang gặp các vấn đề về tâm lý đều sẽ bị chán ăn, sụt cân đột ngột, rối loạn giấc ngủ khiến cơ thể luôn trong tình trạng thiếu năng lượng, uể oải. 

  • Xuất hiện những hành vi xấu: Trong giai đoạn này, trẻ thường bị nổi loạn và muốn nhanh chóng trở thành người lớn. Do đó, các em thường sẽ tìm đến các chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu hoặc có dấu hiệu khám phá cơ quan sinh dục của người khác giới. Đây là một trong những biểu hiện cực kỳ nguy hiểm mà các bố mẹ cần đặc biệt quan tâm, chú ý. 

  • Có cảm giác không hài lòng với chính mình: Trong một số trường hợp, các bé còn có biểu hiện luôn cảm thấy không hài lòng với bản thân, thất vọng ngay cả những lỗi nhỏ nhặt. Đôi khi trẻ còn tự dằn vặt bản thân và rơi vào trạng thái trầm uất.

Ảnh hưởng của khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì:

Giai đoạn tuổi dậy thì chính là cột mốc đánh dấu sự chuyển mình của trẻ cả về thể chất lẫn tâm lý, cảm xúc và nhận thức xã hội. Nếu không được quan tâm, can thiệp giáo dục kịp thời và đúng cách thì việc khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả sức khỏe và cuộc sống của trẻ. Điển hình như:

  • Học hành sa sút: Khủng hoảng tâm lý có thể gây ra sự căng thẳng, lo lắng và mất tập trung, thậm chí ảnh hưởng đến cả khả năng ghi nhớ của trẻ. Những điều này dẫn đến kết quả học tập của các em bị giảm sút đáng kể. 

  • Ảnh hưởng sức khỏe thể chất: Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì gây chán ăn, mất ngủ, khiến trẻ sụt cân,... Đặc biệt, ở tuổi dậy thì, không ít trẻ thường có xu hướng tìm đến các chất kích thích để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực do khủng hoảng tâm lý. Điều này có thể gây ra vô vàn hệ lụy xấu đến sức khỏe thể chất.

  • Ảnh hưởng đến các mối quan hệ: Khủng hoảng tâm lý ở độ tuổi dậy thì có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ xã hội từ bạn bè cho đến tình cảm. Nguyên nhân thường bắt nguồn từ việc trẻ tự ti, muốn tự cô lập bản thân hoặc sợ những đánh giá, phán xét từ người khác.

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm lý: Trong một số trường hợp, khủng hoảng tâm lý nặng có thể khiến trẻ gặp phải một số vấn đề tâm thần nghiêm trọng như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn hành vi và cảm xúc,... Thậm chí nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ tìm đến hành vi tự tử.

5 Cách giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì

Cha mẹ chính là những người quan trọng nhất có thể giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn này, tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng biết cách xử lý và đủ kiên nhẫn để đồng hành cùng các bạn nhỏ. 

Không ít cha me cho rằng giai đoạn này là bình thường, các con đang trở nên hư đốn và làm quá mọi thứ. Phụ huynh có con bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì nên tìm hiểu và áp dụng một số giải pháp dưới đây: 

1. Dành không gian riêng tư cho con

Trong giai đoạn này, trẻ cực kỳ khao khát sự tự do và thoát ra vỏ bọc an toàn. Do đó, bố mẹ nên từ từ tạo cho con những khoảng không gian riêng như trước khi vào phòng hãy gõ cửa trước, không chê bai con trước mặt người thân hay bạn bè.

Nhiều phụ huynh cũng rất lo lắng, sợ con dính phải những điều xấu nên tự ý xem điện thoại hoặc kiểm tra vật dụng cá nhân của trẻ. Điều này sẽ khiến bé vô cùng khó chịu, dần tạo khoảng cách và ngỗ nghịch hơn.

Chính vì vậy, thay vì những hành động kiểm soát mạnh mẽ ấy, phụ huynh có thể tinh tế không cho con em mình tiếp cận với các món đồ công nghệ quá sớm. Đồng thời, nên quan sát mọi suy nghĩ hành động của con từ xa, ân cần định hướng, giải thích cho các bé hiểu. 

2. Trấn an trẻ

Sự thay đổi về mặt thể chất và tinh thần rất có thể khiến các trẻ rơi vào trạng thái lo lắng, hoảng loạn, xấu hổ, tự ti. Điều cần làm lúc này của phụ huynh đó là nhanh chóng trấn an và giải thích ngay những hiện tượng sắp xảy đến với con trong độ tuổi này để bé chuẩn bị tinh thần trước. 

Bên cạnh đó, các phụ huynh cũng nên trang bị kiến thức để con có thể tự chăm sóc tốt bản thân trong giai đoạn này khi cơ thể có những thay đổi nhất định. Điều này giúp bé giảm được những cảm giác xấu hổ, tự tin về ngoại hình của mình. 

3. Trở thành người bạn cùng lắng nghe tâm sự của con

Để có thể trở thành người bạn thân, đáng tin tưởng để cùng đồng hành cùng con thì các bố mẹ nên ngừng những thói quen ép buộc hoặc la mắng khi trẻ làm sai. Thay vào đó nên nhẹ nhàng nhờ con giúp đỡ và tâm sự với con như những người bạn. Nếu con làm sai, hãy nhẹ nhàng chỉ ra những hành động không đúng để con tự nhìn nhận và điều chỉnh.  

Cha mẹ cần trở thành người bạn đồng hành cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi dậy thì

 

Đối với những phụ huynh có công việc bận rộng thì chỉ cần dành ra từ 15 đến 30 phút mỗi ngày để quan tâm, cùng con tâm tự và giúp các em tháo gỡ những khúc mắc, khó khăn. Điều này sẽ giúp con giải tỏa bớt những áp lực, căng thẳng và ngăn chặn những hội chứng về tâm lý khác.

4. Giúp con thay đổi cách ăn mặc

Giai đoạn dậy thì khiến các hormone trong cơ thể của trẻ cũng bị thay đổi. Điều này làm xuất hiện những tình trạng như mọc lông ở khắp cơ thể, các bộ phận sinh dục to lên, nổi mụn trên mặt,… làm con cảm thấy tự tin trước mọi người xung quanh. Do đó, các phụ huynh nên chú ý hướng dẫn cách chăm sóc bản thân và thay đổi kiểu ăn mặc phù hợp để không lộ những khuyết điểm trên cơ thể. 

5. Đưa bé đến tham vấn các chuyên gia tâm lý 

Dĩ nhiên, không phải phụ huynh nào cũng có đủ kiến thức, kỹ năng, sự tinh tế, kiên nhẫn để hỗ trợ con mình. Nhiều trường hợp tình trạng khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì còn gây ra các vấn đề khác như trầm cảm ở trẻ em, rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu,... Do đó, để tốt cho con, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp các chuyên gia tâm lý giỏi để được trị liệu kịp thời, tránh để lại những hệ lụy xấu về sau. 

NHC Việt Nam là đơn vị uy tín hàng đầu trong chữa lành tâm bệnh bằng tâm lý trị liệu 

 

Bạn có thể lựa chọn Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC được đánh giá là đơn vị có tiếng nhất nhì trong lĩnh vực này ở Việt Nam để đồng hành và giúp đỡ con em mình vượt qua thời kỳ khủng hoảng.Trong nhiều năm liền hoạt động, đơn vị này luôn là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều phụ huynh khi muốn tham vấn tâm lý học đường và đồng hành cùng con trong độ tuổi dậy thì. 

 

Ngoài việc trị liệu cá nhân, trung tâm còn thường xuyên tổ chức chương trình tư vấn trực tiếp cùng hội phụ huynh để đưa ra các giải pháp và hướng dẫn bố mẹ cách chăm sóc con trong giai đoạn này. Nếu trẻ có những tổn thương tâm lý sâu bên trong cần được chữa lành thì các chuyên gia ở đây sẽ đồng hành và đưa ra liệu trình trị liệu phù hợp nhất mà không cần sử dụng đến thuốc và can thiệp lên cơ thể của bé. 

Chuyên gia Cao Kim Thắm có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc tâm lý tuổi dậy thì

 

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam

  • Cơ sở 1: Số 11 Ngõ 83 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội (Xem bản đồ )

  • Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội (Xem bản đồ )

  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

  • (Xem bản đồ )

  • Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

  • (Xem bản đồ )

  • Hotline: 096 589 8008

  • Website: tamlytrilieunhc.com

 

Bài viết trên đã tổng hợp và giới thiệu đến quý bạn đọc những biểu hiện và phương pháp can thiệp khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì ở trẻ em hiệu quả, khoa học nhất. Hy vọng, những thông tin đã đề cập có thể giúp bạn sớm giúp con vượt qua giai đoạn khủng hoảng này để có hành trình phát triển hạnh phúc.

 

Có thể bạn quan tâm:

 

Website liên kết
Văn bản

1389/SGDĐT-QLCLGD

V/v tăng cường tuyên truyền phòng ngừa hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Thời gian đăng: 04/04/2024

lượt xem: 263 | lượt tải:48

1367/KH-SGDĐT

Kế hoạch tham gia Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024, giai đoạn 1 (từ ngày 20/4 đến 28/4/2024)

Thời gian đăng: 04/04/2024

lượt xem: 237 | lượt tải:215

1352/KH-SGDĐT

Kế hoạch phát động phong trao "Người Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt" năm 2024

Thời gian đăng: 04/04/2024

lượt xem: 343 | lượt tải:57

1347/SGDĐT-TTr

Công văn cử cán bộ, giáo viên làm công tác thanh tra thi Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025

Thời gian đăng: 04/04/2024

lượt xem: 249 | lượt tải:92

1028/KH-SGDĐT

Triển khai thực hiện “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” năm 2024

Thời gian đăng: 04/04/2024

lượt xem: 299 | lượt tải:62
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây