Trầm cảm tuổi học đường: Hiện trạng cần đặc biệt quan tâm

Trầm cảm là hiện tượng rối loạn tâm lý khiến cho người bệnh luôn thấy chán nản, từ từ mất đi hứng thú với cuộc sống và có thể bộc phát ở mọi giới tính, độ tuổi, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên.

Hiện trạng bệnh trầm cảm tuổi học đường

Theo kết quả khảo sát từ hơn 1000 học sinh cấp Tiểu học và Trung học cơ sở tại Hà Nội, có trên 25% xuất hiện một số biểu hiện của các bệnh rối loạn tâm thần và khoảng 20% học sinh lớp 1 có triệu chứng trầm cảm ở mức độ nhẹ và vừa.

Một khảo sát khác của Bệnh viện Tâm thần Trung ương cho biết có hơn 30% trong số 5000 học sinh, sinh viên tham gia khảo sát có dấu hiệu của bệnh trầm cảm.

Khoa Tâm lý - Giáo dục của trường Đại học Sư Phạm - Đại học Huế cũng đã thực hiện một bài nghiên cứu nói về sự tương quan giữa tình trạng căng thẳng với kỹ năng sắp xếp thời gian ở đối tượng học sinh lớp 12. Kết quả cho biết phần lớn các bạn được khảo sát đều có biểu hiện stress khá nặng trong học tập, nhất là ở giai đoạn làm kiểm tra hay thi cử.

 

Tỷ lệ mắc trầm cảm ở tuổi học đường rất đáng báo động

Biểu hiện của trầm cảm tuổi học đường

Các bậc phụ huynh có thể dựa vào những biểu hiện được liệt kê dưới đây để nhận biết con mình có mắc chứng trầm cảm hay không. Cụ thể:

  • Luôn buồn bã, uể oải, suy nghĩ bi quan

  • Dần mất đi đam mê, sở thích trước đây

  • Thay đổi cảm xúc thất thường

  • Dễ bị kích động, cáu gắt hoặc dễ xúc động

  • Giảm chú ý, trí nhớ kém

  • Tự cô lập, xa lánh bố mẹ, bạn bè,...

  • Tự đổ lỗi, dằn vặt bản thân

  • Phát sinh hành vi chống đối hoặc làm đau người nhà

  • Cố ý hành hạ bản thân hay tự sát

  • Mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ li bì nhiều ngày

  • Chán ăn, bỏ bữa thường xuyên hoặc ăn không kiểm soát

  • Di chuyển và suy nghĩ chậm chạp

  • Hay đau đầu, đau lưng, say sẩm, rối loạn tiêu hóa,...

Hay buồn bã, chán nản, khép mình,... là những triệu chứng của trầm cảm

Mỗi đứa trẻ sẽ có những dấu hiệu với số lần bộc phát khác nhau vì còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh tình. Vì vậy, khi phát hiện ở con em mình có một vài biểu hiện khác thường, các bố mẹ nên lập tức đưa trẻ đến bệnh viện, phòng khám,... để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây ra trầm cảm tuổi học đường

Trầm cảm tuổi học đường khởi phát là do nhiều nguyên nhân, yếu tố khác nhau, có thể kể đến như:

  • Áp lực học tập: Áp lực học tập được cho là căn nguyên gây bệnh phổ biến nhất. Cụ thể: những kỳ vọng quá cao do phụ huynh đặt ra khiến trẻ chịu nhiều áp lực, căng thẳng và cảm thấy bản thân vô dụng khi không hoàn thành tốt các mục tiêu đó.

  • Bạo lực học đường: Đây cũng là một lý do lớn “đẩy” trẻ vào trầm cảm. Không chỉ những hành vi bạo lực mà từng lời xúc phạm, công kích từ thầy cô, bạn học đều có thể gây nên sự ám ảnh và hoảng sợ.

  • Bị bố mẹ ghét bỏ: Những đứa trẻ không được bố mẹ quan tâm, chăm sóc mà bị mắng chửi, hành hạ sẽ dễ có nguy cơ phát bệnh trầm cảm.

  • Gặp nhiều biến cố: Bố mẹ ly hôn hay thường xuyên xung đột, người thân/thú cưng ra đi, bị lạm dụng,... có thể gây ra nỗi ám ảnh, tổn thương và phát triển thành trầm cảm.

  • Lối sống tiêu cực: sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, thức khuya, thích xem phim bạo lực, nghiện game, lười vận động, thường xuyên bỏ bữa,... đều có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm.

  • Cám dỗ ngoài xã hội: các thành phần bất hảo ngoài xã hội có thể tiếp cận và dụ dỗ các em vào con đường nghiện ngập, hút chích hay tiêm nhiễm những suy nghĩ, hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức.

  • Yếu tố di truyền: Trẻ có nguy cơ mắc chứng trầm cảm nếu trong nhà có người từng bị căn bệnh này.

Sự nguy hiểm của trầm cảm tuổi học đường

Hội chứng trầm cảm có thể kéo dài suốt khoảng thời gian đi học và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất cũng như chất lượng và thành tích học tập, thậm chí là đe dọa đến mạng sống của các em.

  • Học tập sa sút: Trầm cảm khiến các em khó tập trung, suy giảm khả năng ghi nhớ, từ đó dần mất đi hứng thú với việc học, dẫn đến thành tích học tập tụt dốc.

  • Tư duy thiếu đúng đắn: Trầm cảm kéo dài sẽ khiến các em phát sinh những nhận thức lệch lạc, suy nghĩ tiêu cực, từ đó dẫn đến các hành vi độc hại, phạm vi đạo đức.

  • Xa lánh mọi người: Trầm cảm khiến các em không còn muốn kết nối, trò chuyện với người thân xung quanh mà trẻ sẽ tự cách ly và đôi lúc nóng giận vô cớ.

  • Sa đọa vào tệ nạn xã hội: Trầm cảm kéo dài khiến các em lạm dụng các chất gây nghiện, chất kích thích để xua tan cảm giác bế tắc, bi quan, từ đó gia tăng nguy cơ lâm vào các tệ nạn xã hội, để lại những hệ quả trầm trọng.

  • Làm chậm quá trình phát triển: Trầm cảm sẽ tác động rất xấu đến sự phát triển về tinh thần và thể chất của trẻ, như: sụt/tăng cân không kiểm soát, ngừng cao lên, trí tuệ, hình thành tư duy sai lệch, giảm sức sáng tạo,...

  • Gây rối loạn giấc ngủ: Trầm cảm kéo dài khiến các em mất ngủ, ngủ không sâu, hay gặp ác mộng,…từ đó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác.

  • Tự sát: Những suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử để giải thoát cho chính mình,... nếu cứ xuất hiện mãi trong tâm trí sẽ càng thúc đẩy các em thực hiện nó vào bất kỳ lúc nào, chỉ cần người nhà lơ là một chút.

Trầm cảm kéo dài có thể làm tăng nguy cơ phát triển thành rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực,…

Phương pháp điều trị trầm cảm tuổi học đường

Giống như các đối tượng khác, việc điều trị trầm cảm tuổi học đường cũng được ứng dụng các liệu pháp phổ biến như: sử dụng thuốc, trị liệu tâm lý và can thiệp tại nhà. Dựa trên tình trạng bệnh cụ thể của mỗi trẻ, các chuyên gia, bác sĩ sẽ tham vấn cho phụ huynh các phương pháp chữa bệnh phù hợp, mang đến hiệu quả rõ rệt, nhanh chóng.

1. Sử dụng thuốc

Khi bệnh tình trở nặng, các triệu chứng cũng bộc phát rõ ràng hơn thì các loại thuốc chống trầm cảm sẽ giúp kiểm soát nhanh chóng tình trạng. Mặc dù vậy, nhưng phần lớn các loại thuốc này lại có khả năng gây ra tác dụng phụ như: nhức đầu, chóng mặt, khô miệng, buồn nôn,…

Các loại thuốc chống trầm cảm có thể làm thuyên giảm tạm thời các triệu chứng

Lời khuyên tốt nhất chính là sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào, bố mẹ nên thông báo ngay với chuyên gia để được cứu chữa kịp thời.

Ngoài ra, các phụ huynh phải theo dõi chặt chẽ quá trình trẻ sử dụng thuốc và tuyệt đối không tự ý mua những loại thuốc khác khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

2. Tâm lý trị liệu

Nhờ có tính hiệu quả cao và an toàn cho nhiều đối tượng khác nhau, mà phương pháp tâm lý trị liệu thường được nhiều bác sĩ, chuyên gia đưa ra vào chương trình can thiệp trầm cảm cũng như các bệnh rối loạn tâm thần khác.

 

Bạn có thể lựa chọn dịch vụ trị liệu trầm cảm tại Trung Tâm Tâm Lý Trị Liệu NHC Việt Nam để thực hiện liệu pháp tâm lý trị liệu cho con mình hoặc giới thiệu cho bạn bè hay những ai đang có trẻ em trong độ tuổi đến trường và có mắc bệnh trầm cảm.

NHC Việt Nam - đơn vị số 1 trong lĩnh vực trị liệu tâm trí, chữa lành tâm bệnh

Thông qua dịch vụ này, trẻ sẽ được trực tiếp làm quen và nói chuyện với bác sĩ tâm lý về tất cả suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của chính mình hay những vấn đề mà bản thân đang mắc phải. Với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của mình, bác sĩ sẽ giúp trẻ gỡ bỏ các vướng mắc đó và điều hướng trẻ đến những suy nghĩ tích cực hơn, từ đó dần khắc phục các triệu chứng và sớm ổn định cuộc sống.

Hơn nữa, bác sĩ còn hướng dẫn một số kỹ năng thiết thực như: cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực, cách xử lý và vượt qua tình huống khó khăn,….Điều này không chỉ giúp trẻ nhanh chóng loại bỏ căn nguyên gốc rễ gây trầm cảm mà không cần dùng đến thuốc, đồng thời còn được trang bị thêm nhiều kỹ năng để ứng phó với những căng thẳng, áp lực có thể xảy đến trong tương lai.

Bên cạnh đó, tại đơn vị còn có dịch vụ hỗ trợ, tham vấn tâm lý học đường dành cho mọi lứa tuổi học sinh, sinh viên đang phải chịu nhiều áp lực từ việc học và cuộc sống cùng với những thay đổi lớn từ trên cơ thể cho đến cảm xúc và suy nghĩ.

Các chuyên gia tại NHC Việt Nam luôn hỗ trợ hết mình cho khách hàng mọi lứa tuổi

Sau khi được tham vấn tại NHC Việt Nam, các em sẽ vượt qua được những vấn đề trên, cải thiện mối quan hệ với bố mẹ, thầy trò, bạn bè,… Đồng thời, còn tháo gỡ triệt để những khó khăn trong học tập và cuộc sống, từ đó các em sẽ thoải mái hơn, cân bằng cảm xúc tốt, không còn cảm giác căng thẳng, áp lực đè nén và có những tiến bộ trong học tập, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Không chỉ riêng trầm cảm, mà tại Tâm Lý Trị Liệu NHC Việt Nam, khách hàng cũng có thể chọn để trị liệu cho người nhà, bạn bè đang mắc các bệnh rối loạn tâm thần, như: rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, căng thẳng kéo dài hoặc chữa chứng mất ngủ, giảng hòa mối quan hệ, hỗ trợ tìm điểm cân bằng trong cuộc sống. Tất cả đều vì mục tiêu mang đến cuộc sống vui khỏe, hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà.

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:

  • Cơ sở 1: Số 11 Ngõ 83 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội (Xem bản đồ)

  • Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội (Xem bản đồ)

  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

  • (Xem bản đồ)

  • Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

  • (Xem bản đồ)

  • Hotline: 096 589 8008

  • Website: tamlytrilieunhc.com

  • Email: tamlytrilieunhc@gmail.com

  • Fanpage: FB.com/tamlytrilieuNHC

3. Một số biện pháp hỗ trợ tại nhà

Đối với trường hợp trầm cảm nhẹ, tần suất chưa cao thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tại nhà và trực tiếp hướng dẫn cho phụ huynh một số phương pháp hỗ trợ bổ ích. Ví dụ như:

  • Xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế nước uống có gas, chất kích thích, gây nghiện,...

  • Khuyến khích trẻ tập thể dục

  • Đăng ký cho trẻ học yoga, ngồi thiền, mỗi ngày khoảng 30 phút

  • Sắp xếp hợp lý giữa thời gian học tập và nghỉ ngơi, vui chơi 

  • Giảm bớt các mục tiêu, kỳ vọng quá sức với trẻ

  • Tập cho trẻ thói quen ngủ sớm, ngủ đủ 8 tiếng/ngày

  • Chủ động tâm sự, nói chuyện với trẻ

  • Thúc đẩy trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể, vui chơi

  • Tạo môi trường tốt nhất để trẻ phát triển một cách tự nhiên và toàn diện

  • Quan tâm đến các mối quan hệ của trẻ để hạn chế bạo lực hoặc tránh tình trạng trẻ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội trong học đường

Quan tâm, trò chuyện cũng là một cách hiệu quả để hạn chế trầm cảm ở trẻ

Không chỉ đơn thuần là một hội chứng rối loạn tâm thần, bệnh trầm cảm ở độ tuổi học đường còn là một thách thức to lớn đối với ngành giáo dục. Trên thực tế, số lượng học sinh, sinh viên đang mắc và tự kết liễu do chứng bệnh này đang ngày một tăng lên. Vì vậy, khi phát hiện con em mình bộc phát những triệu chứng nghi là trầm cảm, cha mẹ cần sớm đưa con đi thăm khám và can thiệp.

Có thể bạn quan tâm:

Website liên kết
Văn bản

1389/SGDĐT-QLCLGD

V/v tăng cường tuyên truyền phòng ngừa hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Thời gian đăng: 04/04/2024

lượt xem: 264 | lượt tải:48

1367/KH-SGDĐT

Kế hoạch tham gia Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024, giai đoạn 1 (từ ngày 20/4 đến 28/4/2024)

Thời gian đăng: 04/04/2024

lượt xem: 237 | lượt tải:215

1352/KH-SGDĐT

Kế hoạch phát động phong trao "Người Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt" năm 2024

Thời gian đăng: 04/04/2024

lượt xem: 344 | lượt tải:57

1347/SGDĐT-TTr

Công văn cử cán bộ, giáo viên làm công tác thanh tra thi Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025

Thời gian đăng: 04/04/2024

lượt xem: 249 | lượt tải:92

1028/KH-SGDĐT

Triển khai thực hiện “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” năm 2024

Thời gian đăng: 04/04/2024

lượt xem: 300 | lượt tải:62
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây